Thứ Năm, 25 tháng 2, 2021

Bệnh ngứa vành tai là gì ? Giải pháp nào cho căn bệnh này ?

 Bệnh ngứa vành tai có thể là sự thể hiện của chàm tai. Nhận biết đúng về căn bệnh này sẽ giúp bạn có hướng điều trị đúng, ngăn chặn những cơn ngứa do bệnh gây ra.

Có thể bạn quan tâm:

Những triệu chứng của chàm tai

Trong trường hợp này, chúng tôi muốn nhắc tới bệnh ngứa vành tai như một triệu chứng của bệnh chàm tai. Đây là căn bệnh xuất hiện ở các phần ngoài của tai như vành tai, ống tai ngoài và ở phần da xung quanh với các trạng thái tổn thương đa dạng và gặp nhiều nhất ở trẻ em.

Chàm tai được chia ra làm thành 3 giai đoạn: cấp tính, bán cấp tính và mãn tính. Triệu chứng nổi bật của bệnh là ngứa ngáy ở vành tai với các mảng da không đồng nhất và dễ tái phát. Giai đoạn cấp tính, da ở vùng tai xuất hiện ửng đỏ, có vết mụn nước. Đến lúc mụn nước vỡ ra sẽ gây viêm loét, chảy dịch. Sau một thời gian, tổn thương của bệnh chàm do ngứa vành tai gây ra sẽ khô dần và đóng vảy.

Theo thời gian, lớp vảy này dày và thô nhám, bong ra và biến mất hoàn toàn. Khi gặp các tác nhân dị ứng, bệnh ngứa vành tai do chàm tai tiếp tục tái phát tạo nênmảng da sần nổi hồng ban không đồng nhất ở vành tai, ngứa ngáy vô cùng.

Bệnh ngứa vành tai làm thế nào ?

Bệnh ngứa vành tai nên làm gì ?

Làm cách nào để loại bỏ bệnh ngứa vành tai ?

Căn nguyên gây nên bệnh ngứa vành tai do chàm là bởi cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng vì thế nguyên tắc điều trị căn bệnh này là cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Bệnh ngứa tai gây nên cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt nên khống chế triệu chứng bệnh là rất quan trọng. Người bệnh có thể sử dụng một số biện pháp giảm ngứa như:

– Không tiếp xúc với các dị nguyên

Càng tránh tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh càng tốt. Trong trường hợp chưa tìm được nguyên nhân thì cần xem xét yếu tố môi trường sống, hóa chất, trang phục, các vật dụng…



– Sử dụng thuốc chống dị ứng

Do hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống dị ứng nên người bệnh cần phải có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa thì mới được sử dụng để tránh tình trạng khiến bệnh thêm trầm trọng.

– Làm sạch vùng da bị tổn thương

Đây là việc làm hết sức cần thiết để tránh bội nhiễm và giúp cơn ngứa được kiểm soát nhanh hơn. Tuy nhiên, cần chú ý không dùng nước ấm nóng hay dung dịch có tính kích thích để rửa vết thương bởi điều này chỉ khiến bệnh nặng thêm.

– Làm mềm da

Tại vùng da bị bệnh ngứa vành tai người bệnh có thể dùng thuốc Vaselin, thuốc mỡ Aureomycin hoặc dầu mè để dưỡng ẩm, làm mềm da.

– Chườm nóng bên ngoài

Việc làm này sẽ giúp hạn chế cơn ngứa do bệnh gây ra. Người bệnh có thể dùng khăn ngâm vào nước nóng rồi vắt khô và nhẹ nhàng chà lên vành tai bớt cảm giác ngứa ngáy. Thời gian chà và độ nóng của khăn cần phù hợp để tránh khiến bệnh thêm trầm trọng.

Các loại thuốc chống ngứa, chống dị ứng như Chlorpheniramin, Théralène, Phenergan đều có thể sử dụng điều trị ngứa vành tai do chàm. Một số trường hợp còn cần dùng thêm thuốc kháng sinh nhưng cần có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa.

Không nên bôi thuốc mỡ chứa corticosteroid i trong các trường hợp nhiễm khuẩn tại vành tai bị chàm. Nếu sử dụng để điều trị không nên bôi quá nhiều vì có thể gây biến chứng do tác dụng phụ của thuốc.

Về cơ bản, bệnh ngứa vành tai do chàm tai có thể phòng ngừa bằng cách tránh tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh và điều trị triệt để bằng phác đồ do bác sĩ đưa ra. Nếu cần được tư vấn thêm về căn bệnh này bạn có thể liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc Click tại ĐÂY để được chuyên gia của Phòng khám da liễu giải đáp hoàn toàn miễn phí.

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!


Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

Bệnh ghẻ bội nhiễm là gì ? Dấu hiệu điển hình của ghẻ bội nhiễm

 Bệnh ghẻ bội nhiễm là trường hợp xảy ra chủ yếu do để bệnh kéo dài, thương tổn nặng do chốc hóa, liên cầu khuẩn… Đây là giai đoạn mà bệnh đã tiến triển nặng hơn gây khó khăn cho điều trị và tổn hại trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Vậy làm sao để điều này không xảy ra?

Có thể bạn quan tâm:

Nhận biết để điều trị từ sớm, ngăn ngừa bệnh ghẻ bội nhiễm

Về cơ bản, ghẻ xuất hiện do sự xâm nhập của một loại ký sinh trùng có tên sarcoptes scabiei. Ghẻ cái xâm nhập vào đường biểu bì da rồi đào hầm và đẻ trứng mỗi ngày. Trứng nở thành ấu trùng và phát triển thành con. Bệnh ghẻ có thể lây lan rất nhanh qua tiếp xúc trực tiếp và quan hệ tình dục.

Như đã nói ở trên, bệnh ghẻ bội nhiễm là giai đoạn bệnh kéo dài, thương tổn sâu sắc và thường do liên cầu khuẩn, chốc hóa, viêm nang lông, nhọt hoặc Áp-xe vú. Vì thế muốn ngăn chặn điều này, hãy nhận biết sự xuất hiện của bệnh ngay từ sớm thông qua các dấu hiệu như:

– Vị trí thương tổn chủ yếu ở lòng bàn tay, ngấn cổ tay, kẽ ngón tay, mu tay, quanh rốn, bờ trước nách, 2 chân, mông. Nam giới dễ bị tổn thương ở quy đầu và phần thân dương vật. Phụ nữ dễ bị ghẻ ở núm vú.

Lòng bàn tay dễ bị bệnh ghẻ bội nhiễm

Bệnh ghẻ bội nhiễm thường xuất hiện ở lòng bàn tay

– Xuất hiện mụn nước nhỏ mọc rải rác, bên trong có màu trong giống như hạt ngọc. Những trường hợp ghẻ bội nhiễm thì nước sẽ chuyển sang màu đục giống như mủ.

– Các mụn ghẻ thường nhỏ lấm tấm, mọc không thành chùm và chủ yếu xuất hiện ở các vùng da non.

– Có đường cong ngoằn ngoèo hình chữ chi, dài 2-3 cm trên da với gờ cao hơn bề mặt da bình thường, màu trắng đục hoặc trắng xám, đầu đường hang có mụn nước 1 – 2 mm đường kính, không khớp với hằn da.

– Ngứa thành từng cơn nhưng mạnh nhất là vào ban đêm.

– Gãi ngứa tạo thành các vết xước, trợt, nổi sẩn, đóng vảy tiết, chốc nhọt…



Hai tuần đầu khi bị nhiễm ký sinh trùng ghẻ người bệnh sẽ chưa thấy có hiện tượng ngứa ngáy nên thường khó phát hiện sự xuất hiện của bệnh. Cảm giác ngứa dữ dội thường chỉ đến sớm khi tái nhiễm ghẻ.

Làm thế nào để điều trị ghẻ ?

Để tránh tình trạng ghẻ biến chứng thành bệnh ghẻ bội nhiễm người bệnh cần phát hiện và điều trị bệnh từ sớm đồng thời điều trị chung tất cả những người sống chung với người mắc bệnh để tránh tình trạng đã loại bỏ ghẻ lại bị tái nhiễm. Người bệnh cần phải được cách ly và tránh dùng chung đồ đạc với người không mắc bệnh để ngăn chặn bệnh lây lan.

Hiện nay các phương pháp chủ yếu được dùng để điều trị căn bệnh này là uống thuốc, tiêm, truyền dịch nhưng các cách này không những không xử lí tốt nốt ghẻ mà trái lại nó còn khiến gan, thận bị tổn thương, nguy hiểm hơn, nó còn có thể gây biến chứng viêm cầu thận.

Muốn đạt hiệu quả tốt nhất cần trị liệu nốt ghẻ từ ngoài vào trong bởi vì cái ghẻ ẩn nấp trong lớp hạ bì. Chính vì thế nên phương pháp phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất đó là tăng cường sự xâm nhập của thuốc. Hiểu được điều này, các bác sĩ của Phòng khám Đông Phương đã sử dụng nhiệt độ, độ ấm và nồng độ thuốc các loại thuốc thảo dược đặc hiệu để xông hỗ trợ điều trị nốt ghẻ, trị liệu tận gốc căn nguyên và ngăn ngừa các triệu chứng do bệnh gây ra.

Đây là liệu pháp sử dụng thuốc xâm nhập thông qua con đường mà cái ghẻ đã đào hang trên hạ bì để tiếp cận và tiêu diệt chúng mặt khác giúp mồ hôi được thoát ra, khí huyết được điều hòa, thanh nhiệt, giải độc, chống ngứa một cách toàn diện.

Muốn tìm hiểu rõ hơn về biện pháp trị liệu ngăn ngừa bệnh ghẻ bội nhiễm bạn có thể liên hệ trực tuyến để được chuyên gia của Phòng khám da liễu Đông Phương  qua hotline 0972.666.497 hoặc qua khung CHAT giải đáp nhanh chóng, miễn phí !

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2021

Bị nổi mề đay sau sinh làm thế nào nhanh khỏi?

 

Bị nổi mề đay sau sinh là vấn đề nhức nhối của rất nhiều chị em phụ nữ. Sau sinh, việc chăm sóc con đã rất vất vả, cơ thể chưa kịp thích nghi với những biến đổi. Đa số chị em đều bị ngứa, nổi mẩn sau sinh không rõ nguyên nhân. Vậy làm cách nào để tình trạng này nhanh khỏi? Tham khảo ngay trong bài chia sẻ dưới đây nhé.

Tìm hiểu thêm:

Biểu hiện nổi mề đay như thế nào?

Nổi mề đay cũng như các bệnh lý ngoài da khác. Đa số đều có những biểu hiện đặc trưng riêng rất dễ nhận diện. Thông thường, người bị nổi mề đay sẽ có biểu hiện cụ thể sau:

  • Xuất hiện các nốt, mảng sần màu đỏ trên bề mặt da
  • Dùng tay nhấn vào vùng nổi mề đay sẽ chuyển sang màu trắng
  • Gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu
  • Đa số các trường hợp bị nổi mề đay đều phù nề ở một số vị trí
Tuy nhiên, khi gặp một số những biểu hiện sau đây, mọi người cần chủ động tới bệnh viện da liễu để thăm khám và điều trị:

  • Hiện tượng phù nề diễn ra nghiêm trọng, không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Khó thở, mệt mỏi kéo dài
  • Thường xuyên đau đầu, choáng váng, thậm chí là ngất xỉu
  • Buồn nôn, nôn ói thường xuyên

Những dấu hiệu trên đây cho thấy người bệnh đang có phản ứng dị ứng nghiêm trọng, như sốc phản vệ. Cần được thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời. Tránh trường hợp để lại nhiều những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của bé và mẹ sau sinh.

Bi Noi Me Day Sau Sinh (3)

Biểu hiện bị nổi mề đay sau sinh như thế nào?

Nên hay không tự chữa bị nổi mề đay sau sinh tại nhà?

Tự chữa nổi mề đay tại nhà được khá nhiều người áp dụng, đặc biệt các mẹ sau sinh. Thông thường, sau quá trình sinh nở, nội tiết tố hormone trong cơ thể thay đổi, gây ra hiện tượng dị ứng, nổi mề đay khắp người. Do đặc thù sau sinh cơ thể còn yếu, kiêng cữ nên nhiều mẹ chủ quan tự chữa nổi mề đay tại nhà thay vì đến bệnh viện da liễu khám và điều trị bệnh.

Hầu hết các phương pháp chữa bị nổi mề đay sau sinh tại nhà có mang lại hiệu quả nhưng không cao. Thường các mẹ mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị và tiến hành áp dụng mà tình trạng không thuyên giảm nhiều. Ngoài ra, do ngứa ngáy khó chịu, người bệnh thường sinh ra cáu cẳn, tâm lý không ổn định ảnh hưởng đến việc chăm con.

Nhiều chuyên gia hàng đầu khuyên bị nổi mề đay sau sinh cần đến cơ sở y tế uy tín. Không nên điều trị tại nhà tránh trường hợp bệnh phát triển thành nổi mề đay mãn tính.

Bi Noi Me Day Sau Sinh

Có nên hay không chữa bị nổi mề đay sau sinh tại nhà?

Giải pháp khắc phục tình trạng bị nổi mề đay sau sinh an toàn

Thực tế cho thấy, vì cơ địa các mẹ sau sinh còn yếu, việc thăm khám và có hướng điều trị cụ thể là rất cần thiết. Có rất nhiều phương pháp điều trị nổi mề đay khác nhau, tuy nhiên mỗi phương pháp lại có ưu nhược điểm riêng.

Chữa nổi mề đay bằng phương pháp truyền thống sẽ tiết kiệm được chi phí, nhưng hiệu quả không cao, dễ tái phát. Ngược lại, áp dụng phương pháp điều trị hiện đại có mức chi phí cao hơn, hiệu quả tốt và hạn chế tối đa khả năng tái phát. Do đó, người nhà và bệnh nhân cần lựa chọn phương pháp phù hợp.

Bi Noi Me Day Sau Sinh (2)

Giải pháp khắc phục bị nổi mề đay sau sinh an toàn

Hiện tại Phòng khám da liễu Đông Phương đang áp dụng Liệu pháp miễn dịch thẩm thấu có tác dụng điều trị mề đay toàn diện. Với liệu pháp này, bác sĩ sẽ dùng hệ thống máy phân loại dị ứng của Đức để xác định nguồn gây dị ứng, sau đó bằng sự kết hợp của đông – tây y loại bỏ tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, việc đưa đông y vào điều trị căn bệnh này sẽ giúp loại bỏ độc tố nhanh chóng, giảm nhanh triệu chứng bệnh đồng thời ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.

Ưu điểm:

  • Loại bỏ căn nguyên gây bệnh trong liệu trình điều trị đầu tiên
  • Thẩm thấu vào từng tế bào, loại bỏ căn nguyên gây bệnh
  • Tăng cường sức đề kháng
  • Không gây kích ứng cho người bệnh
  • Không gây đau đớn, khó chịu

Một số lưu ý khác khi tiến hành chữa bệnh nổi mề đay sau sinh

  • Hạn chế việc tiếp xúc với khói bụi, không khí bị ô nhiễm
  • Không sử dụng các loại dầu gội và sữa tắm có tính bào mòn da cao
  • Không gãi, cọ xát vào vùng nổi mề đay
  • Mặc quần áo thoáng mát
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu. Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp miễn phí.

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2021

6 Cách trị ghẻ xốn tại nhà hiệu quả nhất

 Trị ghẻ xốn tại nhà đỡ tốn kém chi phí, tiện lợi và không phải xếp hàng đợi khám. Vậy thực chất phương pháp này có hiệu quả, an toàn và nên áp dụng hay không? Cùng phòng khám Da Liễu Đông Phương tìm lời giải đáp nhé!

Ghẻ xốn là gì?

Tri Ghe Xon Tai Nha 3 1

Trị ghẻ xốn tại nhà có an toàn không?

Ghẻ xốn là một trong những bệnh da liễu thường gặp. Chúng còn được gọi với tên khác như ghẻ nước, ghẻ ngứa, ghẻ lở. Các vị trí dễ bị ghẻ nhất là mặt, đầu, lưng, kẽ ngón tay, kẽ ngón chân,thắt lưng, hông,…

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do cái ghẻ Sarcoptes scabiei . Đây là loại ký sinh trùng có kích thước từ 0,3 – 0,5cm, len lỏi vào các tế bào biểu bì để đào hầm, đẻ trứng. Tốc độ đẻ trứng của cái ghẻ rất nhanh và kéo dài liên tục trong 4 – 6 tuần. Duy trì mỗi ngày chúng có thể đẻ được 2 – 3 trứng. Chỉ 4 – 6 ngày sau, các cái ghẻ con sẽ trưởng thành và lại tiếp tục quá trình sinh trưởng. Chính vì thế, ghẻ xốn là một trong những bệnh khó kiểm soát. Mọi người chủ quan tự trị ghẻ xốn tại nhà thay vì thăm khám và điều trị.

Biểu hiện của bệnh ghẻ xốn

Triệu chứng bệnh ghẻ xốn bên ngoài rất dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác. Tuy nhiên, biểu hiện chung thường thấy ở bệnh nhân mắc bệnh ghẻ như sau:

  • Ngứa dữ dội về đêm hoặc khi ra mồ hôi quá nhiều.
  • Nếu gãi nhiều, ghẻ sẽ lan nhanh ra vùng xùng quanh và trở nên cộm đỏ
  • Các tổn thương do gãi có thể loét ra và gây sẹo thẫm màu

Nếu không điều trị kịp, bệnh sẽ tiến triển nặng như nhiễm khuẩn, viêm cầu thận vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế, ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường trên cơ thể, bạn nên tìm tới bệnh viện da liễu để được thăm khám và tìm cách khắc phục kịp thời.

Bệnh cái ghẻ có lây sang người khác không?

Bệnh ghẻ được coi như một trong những bệnh lây nhiễm nhanh nhất hiện nay. Chúng chủ yếu lây qua đường tiếp xúc. Nếu sử dụng chung chăn gối, quần áo, khăn mặt… thì nguy cơ mắc bệnh rất cao. Chính vì thế, mỗi cá nhân trong gia đình nên có đồ dùng sinh hoạt riêng.

Đồng thời, bệnh bùng phát mạnh nhất vào mùa xuân, xuân hè. Đây là thời điểm ẩm ướt nhiều, ký sinh trùng dễ dàng sinh sôi nảy nở. Nếu không kiểm soát tốt, bệnh sẽ lây lan thành đại dịch tại các địa phương, thành phố rất nhanh. Do đó, mỗi người cần có phương pháp phòng ngừa kịp thời.

Các cách trị ghẻ xốn tại nhà hiệu quả

Tri Ghe Xon Tai Nha 3

Có nên áp dụng cách trị ghẻ xốn tại nhà hay không?

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa ghẻ dân gian được mọi người áp dụng. Tuy hiệu quả không cao, nhưng tính tiện lợi được đặt lên hàng đầu. Cùng điểm danh ngay một số cách trị ghẻ xốn tại nhà dưới đây nhé:

Bài thuốc 1:

Vỏ nhãn và lá trầu kết hợp với nhau sẽ giúp làm sạch da và tiêu diệt ký sinh trùng hiệu quả. Duy trì thực hiện 2 – 3 lần trên tuần, tình trạng ghẻ xốn sẽ được thuyên giảm rõ rệt.

Nguyên liệu chuẩn bị:

–          120 gr vỏ cây nhãn .

–          60 gr lá trầu không.

–          20 gr phèn chua.

Cách thức thực hiện:

–          Thái mỏng vỏ cây nhãn.

–          Vò lát lá trầu không.

–          Cho tất cả 2 nguyên liệu trên kết hợp với phèn chua vào trong nồi nước 400ml.

–          Khi nước sôi được 30 phút thì tắt bếp, lọc lấy nước để bôi cả ngày.

Bài thuốc 2:

Lá chè có tính sát khuẩn cực tốt mà lành tính. Chính vì thế, đây là một trong những bài thuốc dân gian chữa bệnh ngoài da được nhiều người sử dụng.

Nguyên liệu chuẩn bị:

–          20-40gr lá chè.

–          Nồi nước 4 lít.

Cách thức thực hiện:

–          Đen toàn bộ nguyên liệu lá chè vào nồi nước.

–          Khi nước nguội sử dụng để tắm .

–          Bạn cũng có thể dùng nước chè nóng để xông.

Bài thuốc 3:

Vỏ xoan và quả bồ kết vốn là 2 bài thuốc nam được nhiều người sử dụng trong điều trị các bệnh da liễu. Vì thế, khi bị ghẻ xốn, bạn có thể sử dụng để sát khuẩn, tiêu diệt ghẻ cái hữu hiệu.

Nguyên liệu chuẩn bị:

–          50gr vỏ trắng cây xoan.

–          50gr bồ kết.

–          Dầu vừng.

Cách thức thực hiện:

–          Thái lát mỏng, sao giòn vỏ xoan.

–          Bỏ hạt, sao giòn quả bồ kết.

–          Tán nhỏ 2 nguyên liệu trên rồi trộn lẫn với dầu vừng tạo thành cao.

–          Bôi cao từ tạo lên vùng da ghẻ.

–          1 tuần thực hiện 1 – 2 lần.

Bài thuốc 4:

Cây kiến cỏ còn được gọi là cây bạc hà, cao 1 – 2 m, mọc thành bụi và rất dễ kiếm tìm. Cây có khả năng kháng vi khuẩn, chống nấm, kháng virus, kháng viêm.. rất tốt nên được nhiều người sử dụng để chữa ghẻ.

Nguyên liệu chuẩn bị:

–          20 gr rễ, cành, lá cây kiến cỏ

–          100m rượu trắng

Cách thức thực hiện:

–          Cắt nhỏ các nguyên liệu trên rồi đập nát, ngâm rượu

–          Sau 1 tuần, lấy hỗn dịch ngâm được để bôi lên vùng ghẻ ngứa

–          Thực hiện bôi 2 lần/ngày

Bài thuốc 5:

Cây máu chó có tên khoa học là Knema corticosa Lour. Trong hạt máu chó, hàm lượng kháng khuẩn lớn nên được nhiều người sử dụng để điều trị các bệnh da liễu. Nếu bạn đang bị ghẻ nước thì đây cũng là một trong những nguyên liệu điều trị hiệu quả.

Nguyên liệu chuẩn bị:

–          50 gr hạt máu chó

–          100ml dầu vừng

Cách thức thực hiện:

–          Lấy hạt máu chó giã nát rồi đun đôi với dầu vừng.

–           Sau 15 phút, bạn sẽ bôi trực tiếp dung dịch lên chỗ ghẻ nứa.

–          Thực hiện 1 – 2 lần/ngày sẽ thấy rõ hiệu quả.

Bài thuốc 6:

Khi kết hợp rau sam với lá đào, rượu trắng, bạn sẽ tạo ra được hỗn dịch trị cái ghẻ hiệu quả. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu và thực hiện ngay nhé.

Nguyên liệu chuẩn bị:

–          30g rau sam

–          10 gr lá đào

–          3 chén rượu trắng

Cách thức thực hiện:

–          Rửa sạch nguyên liệu rồi đem giã nhuyễn.

–          Ngâm hết nguyên liệu vào chén rượu.

–          Sau 1 đêm ngâm, bạn có thể dùng dung dịch này để thoa lên vùng ghẻ ngứa.

–          Thực hiện 3 – 4 lần/ngày để gia tăng hiệu quả.

Trên đây là các cách trị ghẻ xốn từ dân gian. Các cách làm này rất đơn giản, có thể tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, các nguyên liệu thực hiện không có sẵn nên bạn sẽ phải mất nhiều ng sức tìm kiếm. Đặc biệt, các bài thuốc này chỉ tác động rất nhẹ ngoài da. Vì thế, khi áp dụng chữa tại nhà rất khó đạt được hiệu quả như mong muốn.



Các trị ghẻ xốn hiệu quả nhanh chóng – ngăn ngừa tái phát trở lại

Tri Ghe Xon Tai Nha 4

Cách trị ghẻ xốn tại nhà hiệu quả nên biết 

Để loại bỏ ghẻ xốn, các y bác sĩ da liễu cần phải sử dụng dụng cụ soi da chuyên sâu. Mục đích là để tìm ra chính xác nguyên nhân, vị trí tổn thương. Dựa vào mức độ nặng nhẹ, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị tối ưu phù hợp với tình trạng từng người.

Hiện nay, các dòng thuốc tây điều trị bệnh rất nhiều. Đa phần là thuốc mỡ có tính sát khuẩn cao. Hoặc bạn có thể dễ dàng mua được các thuốc uống, kem bôi ngoài da trên mạng. Các loại thuốc này có thể giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng mụn nước, ngứa ngáy do ghẻ ngứa gây ra.  

Thế nhưng, nếu không sử dụng đúng loại thuốc, bệnh sẽ lâu khỏi và còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Theo bác sĩ Hải, trưởng khoa Da Liễu phòng khám Đông Phương: Lạm dụng thuốc tây có thể phá hỏng niêm mạc dạ dày. Nhiều bệnh nhân sử dụng quá nhiều có thể gây viêm cầu thận, suy giảm chức năng gan…. Chính vì thế, hiện nay, phòng khám Đông Phương đưa ra cách trị ghẻ xốn theo Liệu pháp Đông Tây Y kết hợp an toàn mà hiệu quả.

Liệu trình điều trị ghẻ ngứa từ Đông Tây Y kết hợp

  • Ngoài việc sử dụng các thuốc bôi ngoài da, bệnh nhân sẽ được áp dụng liệu trình thuốc bôi bào chế từ thảo dược.
  • Kết hợp với đó, ngâm rửa, tắm, xông hơi, xục khí bằng ng nghệ Nano .
  • Các hạt siêu vi thẩm thấu sâu vào bên trong tế bào, tấn ng vào hang của ký sinh trùng để tiêu diệt. Đồng thời mau chóng hồi phục sức khỏe, khí huyết lưu thông, tái tạo lại các tế bào.

Lời khuyên: Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người trong gia đình. Mọi người cần chủ động trong việc phòng tránh, xử lý và điều trị ghẻ kịp thời. Tuyệt đối không nên tự chữa ghẻ tại nhà để tránh xảy ra nguy hiểm không đáng có.

Để biết thêm thông tin về cách trị ghẻ xốn tại nhà và các bệnh da liễu khác, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497  hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn Da Liễu để được giải đáp cụ thể.

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!