Thứ Ba, 16 tháng 4, 2024

Địa chỉ chữa Tổ Đỉa ở Hà Đông

 "Phòng khám chữa tổ đỉa ở Hà Đông ở địa chỉ nào vậy ạ? Mình mới bị mọc mụn nước ở bàn tay và bàn chân khoảng 1 tuần trở lại đây. Các mụn nước li ti, mọc thành từng đám và đặc biệt là rất ngứa ạ. Mình đã thử ngâm bằng nước muối nhưng không khả quan cho lắm, nên cần tìm địa chỉ chữa tổ đỉa ở Hà Đông để điều trị dứt điểm". (Hà Thành - 34 tuổi _ Phú La).

Bài viết liên quan:

[caption id="attachment_19387" align="aligncenter" width="500"]Chua To Dia O Ha Dong (4) Địa chỉ chữa tổ đỉa ở Hà Đông chất lượng[/caption]

Bệnh tổ đỉa là gì?

Tổ đỉa (chàm tổ đỉa) - Dyshidrotic eczema là một tình trạng viêm da thường gặp. Biểu hiện bệnh là các mụn nước đường kính khoảng 1 - 2mm, mọc sâu dưới da nên khó vỡ, phân bố rải rác hoặc thành cụm lớn ở rìa ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân, gây ngứa dữ dội. Bệnh tổ đỉa có thể cấp tính, tái phát hoặc mãn tính.

Phân loại bệnh tổ đỉa thành các dạng như sau:

  • Bệnh tổ đỉa thể giản đơn: trên da xuất hiện nốt mụn nhỏ và gây ngứa, lan rộng dần ra xung quanh. Thường xuất hiện ở lòng bàn tay đầu tiên.
  • Bệnh tổ đỉa thể nhiễm khuẩn: Là tình trạng bệnh nặng hơn, nốt mụn to và có mủ.
  • Bệnh tổ đỉa thể bọng nước: thường gặp ở những trường hợp dị ứng với hóa chất. Nốt mụn to bằng hạt đậu hoặc to hơn, bọng nước, chứa dịch ở bên trong, có thể vỡ và chảy dịch.
  • Bệnh tổ đỉa thể khô: mụn xuất hiện thành đám, là dạng mụn khô, không có nước nhưng gây ngứa nhiều, tróc vảy.

Dấu hiệu bệnh tổ đỉa

[caption id="attachment_19388" align="aligncenter" width="500"]Chua To Dia O Ha Dong Triệu chứng tổ đỉa nổi mụn, gây ngứa[/caption]

Một số triệu chứng bệnh tổ đỉa thường gặp:

  • Xuất hiện mụn nước: Các nốt mụn nhỏ, kích thước dưới 2mm bắt đầu xuất hiện chủ yếu ở ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Những mụn nước này mọc sâu bên trong da rất khó vỡ, mọc rải rác hoặc tập trung thành từng đám lớn, khi sờ vào sẽ có cảm giác lợn cợn.
  • Cảm giác ngứa rát: Vùng da xuất hiện mụn nước có thể gây đau rát. Nếu tiếp xúc với các hóa chất như: xà phòng, chất kích thích..., tình trạng này sẽ trở nên nặng hơn.
  • Nhiễm trùng:  Vì để giảm bớt cơn ngứa, người bệnh thường cào gãi da và khiến các mụn nước vỡ ra, hình thành nên các vết thương hở gây khô nứt da và đau đớn. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong lớp biểu bì và gây nhiễm trùng.
  • Hình thành vảy da chết: Mụn nước sau khi vỡ ra sẽ bị chảy dịch và xẹp xuống. Dẫn đến tình trạng da khô, hình thành vảy rất dễ bong tróc và gây mất thẩm mỹ.
  • Biến dạng móng tay, móng chân: Trường hợp bệnh tổ đỉa tiến triển, gây biến chứng sưng hạch bạch huyết và có thể dẫn đến biến dạng móng. Hạch bạch huyết càng sưng to móng biến dạng càng nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa chủ yếu do:

  • Nhiễm liên cầu khuẩn và vi khuẩn Proteus: Liên cầu khuẩn và vi khuẩn Proteus thường gây nhiễm trùng đường hô hấp và đường ruột ở người. Độc tố từ các loại vi khuẩn này có thể kích thích bệnh tổ đỉa và một số bệnh da liễu mãn tính bùng phát.
  • Nhiễm nấm kẽ chân: Tổn thương do chàm tổ đỉa có thể khởi phát khi vùng da chân bị nhiễm nấm. Theo lý giải từ các nhà khoa học, vi nấm ăn mòn và làm hư hại tế bào sừng của da khiến da suy yếu và dễ bị kích thích khi có ma sát hoặc tiếp xúc với dị nguyên.
  • Dị ứng thuốc và hóa chất: Khi có phản ứng dị ứng, hệ miễn dịch có xu hướng tăng IgE trong huyết tương, hoạt hóa các tế bào tiền viêm, giải phóng chất trung gian vào da và niêm mạc. Các chất trung gian này chính là yếu tố kích thích tổ đỉa bùng phát. Trong trường hợp khởi phát do hóa chất, tổn thương do tổ đỉa có thể đi kèm với viêm da tiếp xúc kích ứng.
  • Di truyền: Trong gia đình có người bị viêm da cơ địa, mề đay thì nguy cơ bị tổ đỉa càng lớn hơn.
  • Bị rối loạn thần kinh giao cảm: Người mắc hội chứng này thường dễ bị viêm da hơn.
  • Các yếu tố khác: Ngoài ra bệnh tổ đỉa còn có thể bùng phát do một số yếu tố khác như tăng tiết mồ hôi ở chân, tay, rối loạn nội tiết, căng thẳng thần kinh, suy giảm miễn dịch, thời tiết nóng ẩm,…

Biến chứng của bệnh tổ đỉa

Bản chất bệnh tổ đỉa không gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như để lại một số những biến chứng sau:

  • Gây tâm lý tự ti: Tình trạng ngứa mọi lúc mọi nơi có thể khiến người bệnh khó chịu, tự ti khi giao tiếp với người đối diện
  • Mất thẩm mỹ: da trở nên sần sùi, biến màu, bong tróc nếu có các nốt mụn nước tái đi tái lại nhiều lần.
  • Trở ngại khi di chuyển: gặp ở những bệnh nhân có các nốt mụn nước mọc ở chân. Việc đi lại nhiều cũng dễ khiến mụn nước vỡ, sưng và dễ nhiễm khuẩn nếu không được vệ sinh, chăm sóc thích hợp.
  • Bội nhiễm: bệnh nhân thường gãi, cào, chà xát mạnh lên các vùng da để thuyên giảm cảm giác ngứa ngáy do bệnh gây ra, nhưng lại vô tình làm vỡ các nốt mụn nước. Từ đó, vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương, dẫn đến bội nhiễm, có thể xuất hiện các mụn mủ khó lành, viêm hạch bạch huyết, viêm mô tế bào,…

Bệnh tổ đỉa có lây không ?

Không giống như bệnh ghẻ có tính lây lan cao. Về cơ bản, bệnh chàm tổ đỉa là vấn đề của từng cá thể. Tuy là các nốt mụn nhỏ li ti có thể lây từ vùng da này sang vùng da khác trên cùng một cơ thể, nhưng lại không lây nhiễm được sang người khác qua tiếp xúc thông thường. Và ngay cả trường hợp mụn nước có vỡ ra và người khác có tiếp xúc cũng không có khả năng lây nhiễm.

Tổ đỉa bôi thuốc gì nhanh khỏi? Hầu hết các trường hợp bị tổ đỉa tay chân nếu có sử dụng qua thuốc Tây đều có dấu hiệu thuyên giảm, cắt cơn ngứa nhanh nhưng dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi.

Phòng khám chữa Tổ Đỉa ở Hà Đông

Phòng khám Da Liễu Đông Phương được biết đến là địa chỉ chữa bệnh da liễu số 1 tại Hà Đông. Hiện tại, phòng khám đang điều trị các hạng mục bệnh sau: Viêm da, Ghẻ, Dị ứng, Nổi mề đay, Vảy nến, Mụn cóc, Mụn trứng cá, Tổ đỉa, Hắc lào, Lang ben, Sùi mào gà, Lậu, Giang mai và các bệnh da liễu khác.

Hiện nay, phòng khám đang áp dụng Liệu pháp Đông Tây y kết hợp vào trong quá trình điều trị bệnh tổ đỉa. Đây là phương pháp liệu pháp an toàn, hiệu quả và mang tính bền vững. Trong khi thuốc Tây y đóng vai trò việc tiêu viêm, giảm ngứa thì thuốc Đông y thẩm thấu sâu vào bên trong da, loại bỏ tận gốc căn nguyên, đào thải những độc tố ra bên ngoài.

Qúa trình điều trị bệnh tổ đỉa:

Bước 1: Chuẩn đoán bệnh tổ đỉa

  • Tiến hành khám lâm sàng, tổng quát bên ngoài
  • Thực hiện một số các xét nghiệm cần thiết: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu,…

Dựa vào kết quả thu được, bác sĩ sẽ có hướng và phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng và tình trạng của mỗi bệnh nhân.

Bước 2: Thực hiện phác đồ điều trị

Phác đồ điều trị Đông Tây Y là sự kết hợp hoàn hảo của nền y học hiện đại với các bài thuốc thảo dược. Nhờ đó, khi điều trị, mọi người sẽ không chỉ điều trị bệnh nhanh chóng mà còn an toàn với mọi làn da. Liệu trình gồm có:

  • Sử dụng thuốc bôi ngoài da phù hợp với từng mức độ

Tùy vào mức độ nặng nhẹ, y bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau. Tuy nhiên, các dòng thuốc chủ yếu được sử dụng trong điều trị tổ đỉa đều có hàm lượng Corticosteroid. Đây là thành phần kháng viêm có nhiều trong thuốc mỡ, kem bôi ngoài da. Hiệu quả chủ yếu là giảm ngứa tức thì và đẩy lùi các mụn nước.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc chứa thành phần chống dị ứng. Ví dụ như Chlorpheniramine, Loratadine. Các thành phần này có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi nguyên nhân gây bệnh. Đối với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định tiêm truyền thuốc kháng sinh, chống nhiễm khuẩn.

  • Uống thuốc Đông Y kết hợp với xông hơi xục khí từ thảo dược

Các bài thuốc Đông Y gia truyền lành tính, vừa điều trị bệnh vừa giúp giúp điều hòa khí huyết, tuần hoàn não. Chính vì thế, việc kết hợp các bài thuốc này vào quá trình điều trị sẽ mang tới hiệu quả tối ưu. Ngay cả những bệnh nhân có cơ địa yếu, làn da nhạy cảm đều có thể sử dụng được.

Đặc biệt, Đông Phương còn tiến hành xông hơi, sục khí thảo dược từ công nghệ Nano siêu vi. Các hạt nước nhỏ li ti mang theo các hoạt chất, dưỡng chất cần thiết vào sâu tế bào biểu bì. Nhờ đó, vi khuẩn gây bệnh bị tiêu diệt tối đa.

  • Ngâm tắm rửa với thảo dược

Các bài thuốc ngâm tắm rửa này bệnh nhân có thể tự thực hiện tại nhà. Cố gắng duy trì làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất có thể.

Bước 3: Tái khám

Để nắm bắt diễn biến của bệnh và kịp thời có biện pháp phù hợp, bệnh nhân cần tái khám theo đúng chỉ định. Trong trường hợp có bất kì dấu hiệu bất thường, mọi người cần đi kiểm tra ngay.

[caption id="attachment_19389" align="aligncenter" width="500"]Chua To Dia O Ha Dong (3) Chữa tổ đỉa ở Hà Đông - Phòng khám Da Liễu Đông Phương[/caption]

Hiện tại, phòng khám đang có ƯU ĐÃI gói Khám Da Liễu với giá 180.000 VNĐ ( giá gốc 490.000 VNĐ) bao gồm hạng mục sau:

  • Khám lâm sàng
  • Đo huyết áp
  • Xét nghiệm chụp CT da
  • Xét nghiệm soi tươi tế bào da ( lấy mẫu phẩm da đi xét nghiệm)
  • Xét nghiệm máu thường quy
  • Xét nghiệm đường máu

Đăng ký gói khám TẠI ĐÂY

Cách chăm sóc da khi bị tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi hoàn toàn được hay không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Nếu tình trạng nhẹ, điều trị đúng cách thì khả năng khỏi hoàn toàn và có làn da như ban đầu. Ngược lại, nếu để bệnh tiến triển nặng, bội nhiễm điều trị sẽ khó khăn hơn.

Hầu hết các bệnh ngoài da đều có khả năng tái phát lại, mặc dù lần điều trị trước đã dứt điểm hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu sau điều trị khỏi nhưng bệnh nhân vẫn làm việc trong môi trường nóng ẩm, tiếp xúc với hóa chất độc hại hay chất tẩy rửa thì rất dễ bị tái lại. Do đó, để tránh bị tái phát, người bệnh cần tránh xa những nguy cơ trên. Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ ăn uống giàu khoáng chất và vitamin.

Nhận xét của người bệnh sau điều trị

Anh Nguyễn Văn Tịnh (33 tuổi - Hà Nội) có chia sẻ: "Cứ đợt giao mùa từ đông sang xuân là mình lại bị ngứa. Đầu tiên chỉ có 1 vài nốt ở ngón tay trỏ bên trái, sau nó lan ra thành từng đám ở cả bàn tay. Nốt mụn này ở sâu dưới dưới da, mình đã cố nặn vài lần nhưng chỉ vỡ tí nước ra thôi rồi vẫn ngứa. Cơn ngứa nó khủng khiếp lắm, gãi đến trầy da tróc vảy vẫn chưa đã cơn ngứa. Bôi thuốc Tây có đỡ nhưng không khỏi hẳn. Sau mình tìm hiểu và biết đến bác sĩ Quy tại phòng khám Da Liễu ở Hà Đông này chữa bằng cả đông tây y nên mình theo. Hiện tại sau 2 tháng mình chưa bị ngứa lại, da tay cũng đang hồi lại rồi".

Chị Lê Khuyên (41 tuổi - Hà Nội) có chia sẻ: "Con mình năm nay 11 tuổi, con có dấu hiệu nổi mụn nước ở ngón chân gây ngứa. Mình có cho con ngâm chân bằng nước muối, đi khám rồi nhưng không khỏi. May được bạn bè giới thiệu qua phòng khám Đông Phương biết đến bác sĩ Quy chữa tổ đỉa ở Hà Đông nổi tiếng bằng Đông Tây y kết hợp nên cháu đỡ ngứa hẳn, mụn nước xẹp đi và không lan nữa".

Mọi thắc mắc về bệnh tổ đỉa cũng như các bệnh da liễu khác. Các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT trực tiếp cùng bác sĩ da liễu để được hỗ trợ nhanh nhất.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2024

Nổi nốt đỏ ngứa ở người là bị làm sao?

 "Nổi nốt đỏ ngứa khắp người, đặc biệt là ở cánh tay, bẹn và bụng. Tôi bị tình trạng này khá lâu rồi. Đặc biệt, mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột thì tần suất bị nhiều hơn. Bệnh khiến tôi ngứa râm ran cả ngày, lắm lúc tôi gãi đến bật máu mà không hết. Dùng hết thuốc bôi, uống, tắm nhưng chỉ đỡ vài tháng lại bị lại. Bác sĩ xem giúp đây là bệnh gì ạ? Làm thế nào để khỏi hoàn toàn được vậy?" (Trí Toàn - 40 tuổi - Hà Nội).

Bài viết liên quan: 

Nguyên nhân gây nổi nốt đỏ ngứa ở người

Nổi nốt đỏ ngứa ở chân, tay và khắp người là tình trạng cơ thể xuất hiện các sẩn cục màu đỏ hoặc hồng. Các nốt sẩn này có thể nổi thành cục to với kích thước 1-2cm hoặc nhỏ li ti. Đi kèm với đó là biểu hiện ngứa ngáy khó chịu, cảm giác châm chích khắp người.

Thông thường, tình trạng ngứa này xuất hiện ở các vị trí như: lưng, cổ, bắp tay, chân và mặt. Ngứa có thể lan trên diện rộng nếu không được khắc phục đúng cách. Tuy nhiên, việc xử lý tình trạng này cần biết nguyên nhân cụ thể gây bệnh để có hướng điều trị đúng cách.

[caption id="attachment_18455" align="aligncenter" width="504"]Noi Not Do Ngua (2) Nguyên nhân nổi nốt đỏ ngứa[/caption]

Nổi mề đay

Nổi mề đay là bệnh da liễu khá phổ biến. Có đến 40% dân số bị mề đay ít nhất một lần trong đời. Thông thường người mắc bệnh nổi mề đay sẽ có một số biểu hiện cụ thể sau:

  • Ban đầu chỉ là các nốt sần nhỏ, màu hồng có kích thước nhỏ. Xuất hiện ở một số vị trí cố định trên cơ thể.
  • Sau thời gian phát triển, gây nổi mề đay mãn tính và bệnh có chiều hướng lan rộng. Lúc này người bệnh sẽ thấy xuất hiện nhiều các mảng đỏ với kích thước lớn và gây ngứa.
  • Phù nề và cảm giác ngứa dữ dội là biểu hiện cụ thể nhất của bệnh lý này. Đặc biệt, khi thời tiết nắng nóng, độ ẩm trong không khí thấp bệnh càng phát triển mạnh.

Vảy phấn hồng

Bệnh vảy phấn hồng xuất hiện chủ yếu ở đối tượng nam và nữ giới độ tuổi trưởng thành, ít trường hợp trẻ dưới 10 tuổi.

Vảy nến phấn hồng thường bắt đầu với một mảng lớn, hơi nổi lên, có vảy trên lưng, ngực hoặc bụng. Trước khi bản huy hiệu này xuất hiện, một số người thường có các triệu chứng nhau đau đầu, mệt mỏi, sốt hoặc đau họng. Một vài ngày đến một vài tuần sau, khi bản huy hiệu xuất hiện, thì người bệnh có thể nhận thấy những đốm có vảy nhỏ hơn ở trên lưng ngực hoặc bụng giống như hình cây thông. Phát ban có thể gây ngứa.

[caption id="attachment_19183" align="aligncenter" width="501"]Noi Not Do Ngua (3) Bệnh vảy phấn hồng có gây nổi nốt đỏ ngứa không?[/caption]

Dị ứng

Dị ứng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nổi nốt đỏ ngứa. Nguyên nhân gây dị ứng bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Nhìn chung biểu hiện của dị ứng khá giống nhau tuy nhiên xét về mặt nguyên lý và tác nhân gây bệnh có thể phân chia cụ thể như sau:

Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết xảy ra khi cơ thể không thích nghi kịp với sự biến đổi ở bên ngoài môi trường. Lúc này hệ miễn dịch yếu, khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột từ nhiệt độ, không khí, độ ẩm,... Đặc biệt là khi thời tiết giao mùa từ mùa hè sang mùa đông.

Điểm đặc trưng khi bị dị ứng thời tiết đó là hệ hô hấp và da có những biểu hiện khác thường. Đối với hệ hô hấp, sẽ có hiện tượng chảy nước mũi, ho, hắt hơi, nghẹt mũi và khó thở. Trong khi đó, da của người bị dị ứng thời tiết thường ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ khắp người. Vùng chịu nhiều tổn thương nhất là vùng cổ, tay, chân và lưng.

Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thức ăn được coi là nguyên nhân gây nổi nốt đỏ ngứa. Tình trạng này thường xảy ra khi hệ miễn dịch xem lượng protein trong thực phẩm là dị nguyên và đối kháng bằng cách tăng kháng nguyên (IgE) trong huyết tương. Kết quả gây ra là hoạt hóa các thành phần trung gian, phóng thích histamin vào cơ quan hô hấp, hệ tiêu hóa và da.

Biểu hiện của dị ứng thực phẩm khá đa dạng. Chủ yếu xuất hiện tình trạng: tiêu chảy, nôn ói, phát ban trên da, đau bụng,...

Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng chủ yếu có trong: hải sản, thịt bò, trứng, sữa,...

Dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc là tình trạng người bệnh mẫn cảm với một số thành phần thuốc. Khi cơ thể tiếp nhận thành phần này gây ra hiện tượng miễn dịch, cơ thể không thích nghi kịp và phản ứng ra bên ngoài.

Người bị dị ứng thuốc nếu ở dạng nhẹ có thể gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt, nổi nốt đỏ trên da và phù nề. Và hầu hết các biểu hiện này đều có thể tự biến mất trong vòng 2-3 ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo cho sức khỏe, mọi người nên thận trọng chú ý và đến bệnh viện da liễu thăm khám.

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một dạng tổn thương da khá phổ biến ở người lớn. Bệnh thường xảy ra khi da có tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng như: chất tẩy rửa có độ kiềm cao, xà phòng, hóa chất. Các tổn thương do viêm da tiếp xúc thường có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, đối với người da nhạy cảm dễ bị tổn thương sẽ có xu hướng lan rộng hơn.

Triệu chứng viêm da tiếp xúc tương đối đa dạng. Biểu hiện thường gặp nhất là tình trạng da bị nổi nốt đỏ li ti, sau đó thành từng mảng, có màu đỏ hoặc hồng. Nếu bị viêm da tiếp xúc do hóa chất hoặc côn trùng độc có thể gây mụn nước, lở loét và có mủ bên trong.

[caption id="attachment_18456" align="aligncenter" width="403"]Noi Not Do Ngua Chữa nổi nốt đỏ ngứa bằng cách nào nhanh khỏi?[/caption]

Nên làm gì khi bị nổi nốt đỏ ngứa?

Nổi nốt đỏ ngứa có thể do nhiều yếu tố tác động và gây ra khác nhau. Do đó người bệnh nên chủ động ngay trong việc thăm khám. Tại các cơ sở chuyên khoa bác sĩ tiến hành khám sơ bộ, xét nghiệm. Nhờ vào kết quả thu được, sẽ có phác đồ điều trị phù hợp đối với từng cá nhân.

Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy, đại đa số người mắc bệnh da liễu đều tự ý sử dụng thuốc bôi và uống trước khi thăm khám. Chỉ đến khi các biểu hiện ngứa ngáy, đau nhức không thuyên giảm mới vội vàng đi thăm khám. Và việc tự ý sử dụng thuốc này ít nhiều làm ảnh hưởng tới quá trình khám và chữa bệnh của bác sĩ ở giai đoạn sau.

Hiện tại, phòng khám đang có ƯU ĐÃI gói Khám Da Liễu với giá 180.000 nghìn đồng ( giá gốc 490.000 nghìn đồng) bao gồm hạng mục sau:

  • Khám lâm sàng
  • Đo huyết áp
  • Xét nghiệm chụp CT da
  • Xét nghiệm soi tươi tế bào da ( lấy mẫu phẩm da đi xét nghiệm)
  • Xét nghiệm máu thường quy
  • Xét nghiệm đường máu

Đăng ký gói khám TẠI ĐÂY

Bạn Toàn thân mến! Với những mô tả của bạn, chúng tôi chưa thể đưa ra được kết luận ngay. Việc bạn nên làm lúc này là tới địa chỉ chữa bệnh da liễu uy tín ở Hà Nội để khám, xét nghiệm và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Tránh để tình trạng này xảy ra lâu, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt.

Nếu còn bất cứ thắc mắc liên quan tới bệnh da liễu. Các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT với bác sĩ tư vấn da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ!

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2024

Hình ảnh viêm da cơ địa người lớn

 Viêm da cơ địa người lớn là bệnh lý khá phổ biến. Đây là tình trạng mãn tính trên da với những biểu hiện như da khô, bong tróc, nứt nẻ, xuất hiện mụn nước,... Người bị viêm da cơ địa hay bị ngứa ngáy, khó chịu và để lại sẹo thâm khi khỏi bệnh, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và ngoại hình.

Bài viết liên quan:

Bệnh viêm da cơ địa người lớn là gì?

Viêm da cơ địa là bệnh lý viêm da tái phát mạn tính cơ chế bệnh sinh phức tạp có liên quan tới tính nhạy cảm di truyền, rối loạn chức năng miễn dịch, biểu vì và các yếu tố môi trường. Người bị viêm da cơ địa thường có những triệu chứng chính: tổn thương da từ ban đỏ ở mức độ nhẹ tới lichen hóa nặng.

  • Ban đỏ (do viêm da và tăng lưu lượng máu)
  • Da dày lên (do thâm nhiễm tế bào ở biểu bì và phù nề)
  • Đóng vẩy (do tăng sinh lớp biểu bì và tăng sừng)
  • Ngứa (có thể do histamine giải phóng trong quá trình viêm)
  • Xước và có thể rỉ nước, đóng vẩy và nhiễm trùng thứ phát, tất cả đều do gãi ngứa gây ra

Tình trạng viêm da cơ địa ở người lớn có thể đi kèm với hen suyễn (viêm mũi dị ứng, dị ứng phấn hoa). Do căn nguyên gây bệnh, tính chất bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, rất dễ tái phát nên việc điều trị dứt điểm là vô cùng khó khăn. Hầu hết các phương pháp điều trị hiện tại chủ yếu là kiểm soát và làm thuyên giảm triệu chứng bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

[caption id="attachment_19309" align="aligncenter" width="500"]Viem Da Co Dia Nguoi Lon (3) Viêm da cơ địa bội nhiễm ở gót chân[/caption]

Dấu hiệu bệnh viêm da cơ địa ở người lớn

Biểu hiện viêm da cơ địa ở người lớn khá giống với tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với nhiều căn nguyên khác nhau ở mỗi người, mỗi giai đoạn sẽ có một vài triệu chứng cụ thể dưới đây:

Triệu chứng giai đoạn cấp tính

  • Phát ban màu hồng hoặc đỏ trên da, có kích thước và hình thái đa dạng, thường bằng phẳng, không rõ ranh giới
  • Da phù nề, có dịch tiết, đóng vảy
  • Nổi mụn nước hoặc đám sẩn trên ban da
  • Mụn nước vỡ tiết chảy dịch tiết
  • Vùng da bị viêm có thể bị nóng rát, sưng đau, ngứa
  • Vùng da này có thể bị xước do bị gãi

Triệu chứng giai đoạn mãn tính

  • Vùng da bị viêm có biểu hiện thâm sạm và dày sừng
  • Da có thể xuất hiện nếp nhăn hoặc các vết nứt nẻ
  • Thường bị ngứa ngát, ít đau và nóng rát
  • Xuất hiện nhiều vết trầy xước tổn thương diện rộng, lichen hóa trên da.
[caption id="attachment_19312" align="aligncenter" width="501"]Viem Da Co Dia Nguoi Lon (17) Viêm da cơ địa: bong tróc da từng ngón chân, ngứa, khó chịu[/caption]

Do tính chất dai dẳng, có nguy cơ tái phát cao. Tình trạng viêm da cơ địa ở người trưởng thành tái đi tái lại nhiều lần, đi kèm với chế độ chăm sóc không phù hợp có thể gây ra các biến chứng như:

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh cơ địa như hen suyễn.
  • Viêm da cơ địa bội nhiễm: Trong giai đoạn cấp tính của bệnh, người bệnh có thể bị bội nhiễm do tụ cầu vàng và một số loại vi khuẩn khác. Tình trạng viêm da cơ địa bội nhiễm gây tổn thương da, ngứa ngáy, đau rát và sưng nóng, hoại tử vùng da tổn thương.
  • Làm mất tự tin: Hậu viêm da cơ địa dễ để lại thâm sẹo, ngứa ngáy và tái phát nhiều lần tại các vị trí như tay, chân, đầu, mặt, cổ,... gây ảnh hưởng tới ngoại hình, khiến người bệnh mất tự tin và ngại giao tiếp.
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Đặc tính tái phát nhiều lần và gây ngứa dữ dội, làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, công việc và học tập.

Bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì nhanh khỏi? Tâm lý chung của nhiều người đều cho rằng, việc sử dụng thuốc đầy đủ bệnh sẽ khỏi hẳn. Tuy nhiên, nhiều minh chứng cho thấy đây là ý kiến sai lầm, và là nguyên nhân khiến bệnh viêm da có cơ hội bùng phát mạnh mẽ hơn. Viêm da cơ địa sẽ tái phát sau quá trình sử dụng thuốc và gặp các yếu tố gây bệnh thuận lợi. Chính vì vậy chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp hạn chế nguy cơ tái phát và thúc đẩy tác dụng của thuốc.

Hình ảnh viêm da cơ địa người lớn

Hình ảnh viêm da cơ địa ở chân

[caption id="attachment_19293" align="aligncenter" width="500"]Viem Da Co Dia Nguoi Lon (11) Viêm da cơ địa ở lòng bàn chân[/caption]

 

[caption id="attachment_19294" align="aligncenter" width="499"]Viem Da Co Dia Nguoi Lon (2) Hình ảnh viêm da cơ địa bội nhiễm[/caption]

 

[caption id="attachment_19295" align="aligncenter" width="500"]Viem Da Co Dia Nguoi Lon (16) Nứt da chân - biểu hiện của viêm da cơ địa[/caption]

 

[caption id="attachment_19296" align="aligncenter" width="500"]Viam Da Co Dia Nguoi Lon Bong tróc da lòng bàn chân là dấu hiệu của bệnh viêm da cơ địa[/caption]

 

[caption id="attachment_19297" align="aligncenter" width="600"]Viem Da Co Dia Nguoi Lon (4) Viêm da cơ địa ở chân người lớn[/caption]

Hình ảnh viêm da cơ địa ở tay

[caption id="attachment_19298" align="aligncenter" width="600"]Viem Da Co Dia Nguoi Lon (6) Hình ảnh viêm da cơ địa ở tay người lớn[/caption]

 

[caption id="attachment_19299" align="aligncenter" width="499"]Viem Da Co Dia Nguoi Lon (7) Dấu hiệu điển hình viêm da cơ địa[/caption]

 

[caption id="attachment_19300" align="aligncenter" width="501"]Viem Da Co Dia Nguoi Lon (13) Hình ảnh viêm da cơ địa ở cánh tay[/caption]

 

[caption id="attachment_19304" align="aligncenter" width="526"]Viem Da Co Dia Nguoi Lon (5) Viêm da bội nhiễm ở bàn tay[/caption]

Hình ảnh viêm da cơ địa ở mặt

[caption id="attachment_19302" align="aligncenter" width="401"]Viem Da Co Dia Nguoi Lon (20) Viêm da cơ địa bong tróc quanh miệng[/caption]

 

[caption id="attachment_19303" align="aligncenter" width="600"]Viem Da Co Dia Nguoi Lon (18) Viêm da bội nhiễm ở mặt người lớn[/caption]

Hình ảnh viêm da cơ địa ở mông

[caption id="attachment_19305" align="aligncenter" width="500"]Viem Da Co Dia Nguoi Lon (10) Viêm da cơ địa ở mông người lớn và trẻ nhỏ[/caption]

 

[caption id="attachment_19306" align="aligncenter" width="500"]Viem Da Co Dia Nguoi Lon (19) Viêm da cơ địa dạng mủ[/caption]

Hình ảnh viêm da cơ địa ở lưng

[caption id="attachment_19307" align="aligncenter" width="600"]Viem Da Co Dia Nguoi Lon (14) Hình ảnh viêm da cơ địa ở lưng người lớn[/caption]

 

[caption id="attachment_19311" align="aligncenter" width="500"]Viem Da Co Dia Nguoi Lon (8) Biểu hiện viêm da cơ địa: bong tróc, khô da[/caption]

 

[caption id="attachment_19308" align="aligncenter" width="500"]Viem Da Co Dia Nguoi Lon (15) Viêm da cơ địa ở tuổi thanh thiếu niên[/caption]

Địa chỉ chữa viêm da cơ địa hiệu quả số 1 ở Hà Nội

Phòng khám đa khoa Đông Phương được biết đến là chuyên khoa số 1 tại Hà Nội. Hàng năm, phòng khám tiếp nhận thăm khám và điều trị hàng nghìn trường hợp mắc các bệnh lý da liễu khác nhau, trong đó tỷ lệ mắc bệnh viêm da là nhiều nhất. Hiện tại, cơ sở đã và đang áp dụng 2 phương pháp chính vào trong quá trình điều trị bệnh viêm da nói chung và bệnh viêm da cơ địa nói riêng.

Điều trị bằng Đông y

Phương pháp điều trị viêm da TBW chuyên sâu là biện pháp trị viêm da có sự kết hợp của Đông – Tây y nên mang tới hiệu quả tối đa. Sau khi phân loại nguồn gốc gây bệnh, y bác sĩ sẽ xác định chính xác chủng nấm, mức độ nặng nhẹ để đưa ra phác đồ điều trị.

Quá trình trị liệu vừa dùng thuốc bôi kháng viêm vừa dùng thảo dược từ đông ty giúp giảm đi gánh nặng từ thuốc Tây. Cơ thể được thải độc tố và kích thích lưu thông tuần hoàn máu hiệu quả.  Kết hợp với đó, bác sĩ sẽ sử dụng công nghệ Nano phun sương vi sóng với vòi phun công nghệ cao. Tác dụng chính là bổ sung độ ẩm và phục hồi tổng thương da. Các hạt dưỡng chất siêu mịn sẽ được len lỏi vào sâu bên trong các tế bào. Vì thế, sự hoạt hoá của dưỡng chất được đẩy mạnh và giảm kích thích da.

Theo bác sĩ tại Phòng khám Da Liễu Đông Phương với lộ trình điều trị khoa học, TBW được xem là cách điều trị viêm da tối ưu. Biện pháp giúp làn da khôi phục nhanh chóng, tái tạo từ sâu bên trong. Hiệu quả điều trị đạt được lâu dài và ngăn ngừa tái phát trở lại.

Điều trị bằng Tây y

  • Chăm sóc hỗ trợ (bao gồm tư vấn về cách chăm sóc da phù hợp và tránh các yếu tố gây kích thích)
  • Chống ngứa
  • Corticosteroid tại chỗ
  • Các thuốc ức chế calcineurin bôi tại chỗ
  • Crisaborole bôi tại chỗ
  • Thuốc ức chế Janus kinase (JAK) dạng bôi (ví dụ: ruxolitinib)
  • Quang trị liệu, đặc biệt là tia cực tím dải hẹp B
  • Thuốc ức chế miễn dịch toàn thân
  • Thuốc sinh học đường toàn thân
  • Điều trị bội nhiễm
[caption id="attachment_19310" align="aligncenter" width="500"]Viem Da Co Dia Nguoi Lon (12) Điều trị viêm da cơ địa tại Phòng khám Da Liễu Đông Phương[/caption]

Cách chăm sóc da khi bị viêm da cơ địa

  • Hạn chế tần suất và thời gian tắm rửa
  • Giới hạn nhiệt độ nước tắm ở mức âm ấm
  • Tránh chà xát quá mạnh và thay vào đó vỗ nhẹ cho da khô sau khi tắm sen/tắm bồn
  • Bôi kem dưỡng ẩm (các sản phẩm có chứa ceramide đặc biệt hiệu quả)
  • Đối với bội nhiễm da tắm bằng thuốc tẩy pha loãng

Hiện tại, phòng khám Đông Phương đang áp dụng GÓI KHÁM DA LIỄU giá 180.000 đồng (giá gốc 490.000 đồng) bao gồm hạng mục sau:

  • Khám lâm sàng
  • Đo huyết áp
  • Xét nghiệm chụp CT da
  • Xét nghiệm soi tươi tế bào da ( lấy mẫu phẩm da đi xét nghiệm)
  • Xét nghiệm máu thường quy
  • Xét nghiệm đường máu

Mọi thắc mắc về bệnh da liễu cần được giải đáp, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc ĐẶT LỊCH KHÁM để được các bác sĩ da liễu tư vấn MIỄN PHÍ.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!