Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2024

Dấu hiệu dị ứng nổi mề đay toàn thân

 Dị ứng nổi mề đay toàn thân là một trong những bệnh lý về da phổ biến. Biểu hiện chính của bệnh là nổi sẩn từng mảng, gây ngứa toàn thân và có dấu hiệu ngứa nhiều hơn khi gặp gió và nước. Vậy ngoài những dấu hiệu điển hình trên còn những dấu hiệu nào khác và cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Bài viết liên quan:

Dị ứng nổi mề đay toàn thân là gì?

[caption id="attachment_19444" align="aligncenter" width="500"]Di Ung Noi Me Day Toan Than (3) Dị ứng nổi mề đay toàn thân là gì?[/caption]

Dị ứng nổi mề đay là tình trạng sẩn ngứa nổi trên bề mặt da. Đây là phản ứng dị ứng của cơ thể, báo hiệu hệ miễn dịch đang phải tiếp xúc với chất kích thích.

Đa số tình trạng dị ứng nổi mề đay thường bùng phát mạnh mẽ vào mùa hè hoặc thời điểm giao mùa. Một số trường hợp bị nổi mề đay mãn tính có thể bị quanh năm, nếu gặp điều kiện hoặc chất xúc tác hợp lý bệnh vẫn phát tác bình thường.

Dấu hiệu dị ứng nổi mề đay toàn thân

Dị ứng nổi mề đay toàn thân mặc dù là bệnh da liễu phổ biến và rất nhiều người mắc phải, nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt được bệnh lý này với các bệnh da liễu khác. Dưới đây là một số triệu chứng cơ bản về bệnh dị ứng nổi mề đay:

  • Ban đầu nổi mẩn đỏ ở một số vị trí, sau đó lan dần ra toàn thân và sẩn thành từng cục hoặc từng mảng.
  • Các nốt sẩn này kèo theo ngứa ngáy vô cùng, tổn thương lan tới đâu sẽ bị ngứa tới đó.
  • Vùng da bị sẩn ngứa có thể vị tổn thương do chà xát hoặc gãi mạnh, gây chảy máu và viêm nhiễm vùng da.
  • Da nổi mụn nước li ti hoặc từng cục.
  • Phù nề vùng mặt, tay chân
  • Khó thở.

Đối với các trường hợp dị ứng nổi mề đay cấp tính thường tự khỏi sau 24h - 6 tuần. Tuy nhiên, với các trường hợp bị nổi mề đay mãn tính, tái phát nhiều lần thì khả năng điều trị dứt điểm là rất khó.

Nguyên nhân dị ứng nổi mề đay

[caption id="attachment_19445" align="aligncenter" width="500"]Di Ung Noi Me Day Toan Than (4) Nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay toàn thân[/caption]
  • Dị ứng với thực phẩm: Biểu hiện nổi mề đay là một trong những dấu hiệu thường gặp khi cơ thể phản ứng dị ứng với thực phẩm. Và nhóm thực phẩm hay bị dị ứng chủ yếu là các loại thực phẩm và chế phẩm chứa protein như: hải sản, cá, tôm, trứng, sữa, thịt bò,...
  • Tác dụng phụ của thuốc tây: Một số loại thuốc kháng sinh, chống viêm, kháng histamin thường có tác dụng phụ không mong muốn. Người dị ứng với một số thành phần trong các loại thuốc này thường có biểu hiện nổi mề đay ngay khi vừa uống thuốc.
  • Bị côn trùng cắn: Người có cơ địa nhạy cảm rất dễ phản ứng nhanh với các loại côn trùng. Khi bị côn trùng cắn, cơ thể phản ứng kích ứng ngay với nọc độc của côn trùng và đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Dấu hiệu thường thấy là sưng vùng bị cắn, sẩn cục, ngứa, phù nề và tiết dịch vàng.
  • Thay đổi thời tiết: Thay đổi nhiệt độ đột ngột, nóng hoặc quá lạnh cũng khiến cơ thể không kịp thích nghi và phản ứng ngược lại. Vì vậy, vào những ngày nắng nóng hoặc nồm ẩm, tình trạng dị ứng nổi mề đay càng phát tác nhiều hơn.
  • Do bệnh lý: Những người mắc những bệnh lý tự miễn như bệnh tuyến giáp, và viêm khớp dạng thấp, hay lupus ban đỏ,... sẽ có nguy cơ nổi mề đay cao hơn người bình thường. Bệnh khởi phát chủ yếu do các phản ứng tự miễn dịch của cơ thể.
  • Do di truyền: Một số trường hợp bị nổi mề đay dị ứng do di truyền, đây thuộc vào di truyền gen và yếu tố cơ địa. Hầu hết các trường hợp này đều đã bị dị ứng nổi mề đay toàn thân mãn tính, việc điều trị dứt điểm là rất khó.
  • Các nguyên nhân khác: Dị ứng với phấn hoa, bụi bẩn, khói bụi,...

Cách khắc phục dị ứng nổi mề đay toàn thân

  • Dùng kem dưỡng ẩm để làm dịu da và chườm mát để giảm cơn ngứa.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
  • Không gãi trực tiếp lên bề mặt da tránh gây trầy xước.
  • Tránh tiếp xúc với gió, nước và ánh nắng mặt trời.
  • Dừng tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây kích ứng.
  • Lựa chọn các loại sữa tắm và mỹ phẩm dành cho da nhạy cảm, có độ pH cao.

Phòng khám da liễu uy tín tại Hà Đông

[caption id="attachment_19446" align="aligncenter" width="500"]Di Ung Noi Me Day Toan Than Phòng khám chữa dị ứng nổi mề đay toàn thân ở Hà Đông[/caption]

Phòng khám Đông Phương được biết đến là địa chỉ chuyên khoa hàng đầu điều trị về các bệnh da liễu và bệnh xã hội. Với tình trạng dị ứng nổi mề đay toàn thân gây ngứa ngáy kéo dài, cơ sở ưu tiên áp dụng Liệu pháp TBW khử trùng sâu với nhiều ưu điểm nổi trội vào trong quá trình điều trị bệnh.

Ưu điểm:

  • Trị liệu toàn diện: Loại bỏ triệu chứng mà còn khắc chế căn nguyên gây bệnh đồng thời loại bỏ bệnh một cách toàn diện.
  • Cá nhân hóa trị liệu: Căn cứ trên kết quả chuẩn đoán cá nhân hóa, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp trị liệu riêng biệt cho từng bệnh nhân để đạt hiệu quả tối ưu.
  • Trị liệu nhanh chóng: Sử dụng cùng lúc nhiều biện pháp trị liệu nên rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm chi phí.
  • An toàn, không biến chứng: Dùng thuốc đông y và vật lý trị liệu hỗ trợ nên giảm áp lực của việc dùng quá nhiều thuốc tây bôi và uống, điều trị an toàn, không gây biến chứng.

Hiện tại, phòng khám Da Liễu Đông Phương đang có gói Khám Da Liễu giá 180.000 vnđ ( giá gốc 490.000 vnđ)

  • Khám lâm sàng
  • Đo huyết áp
  • Xét nghiệm chụp CT da
  • Xét nghiệm vi sinh tế bào da
  • Xét nghiệm máu thường quy
  • Xét nghiệm đường máu

Đăng ký gói khám TẠI ĐÂY

Mọi thắc mắc về bệnh dị ứng và các bệnh da liễu liên quan. Các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc ĐẶT LỊCH KHÁM trực tiếp cùng bác sĩ chuyên khoa.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe!

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2024

Nổi nốt đỏ ngứa ở người do đâu?

 "Nổi nốt đỏ ngứa khắp người, đặc biệt là ở cánh tay, bẹn và bụng. Tôi bị tình trạng này khá lâu rồi. Đặc biệt, mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột thì tần suất bị nhiều hơn. Bệnh khiến tôi ngứa râm ran cả ngày, lắm lúc tôi gãi đến bật máu mà không hết. Dùng hết thuốc bôi, uống, tắm nhưng chỉ đỡ vài tháng lại bị lại. Bác sĩ xem giúp đây là bệnh gì ạ? Làm thế nào để khỏi hoàn toàn được vậy?" (Trí Toàn - 40 tuổi - Hà Nội).

Bài viết liên quan: 

Nguyên nhân gây nổi nốt đỏ ngứa ở người

Nổi nốt đỏ ngứa ở chân, tay và khắp người là tình trạng cơ thể xuất hiện các sẩn cục màu đỏ hoặc hồng. Các nốt sẩn này có thể nổi thành cục to với kích thước 1-2cm hoặc nhỏ li ti. Đi kèm với đó là biểu hiện ngứa ngáy khó chịu, cảm giác châm chích khắp người.

Thông thường, tình trạng ngứa này xuất hiện ở các vị trí như: lưng, cổ, bắp tay, chân và mặt. Ngứa có thể lan trên diện rộng nếu không được khắc phục đúng cách. Tuy nhiên, việc xử lý tình trạng này cần biết nguyên nhân cụ thể gây bệnh để có hướng điều trị đúng cách.

[caption id="attachment_18455" align="aligncenter" width="504"]Noi Not Do Ngua (2) Nguyên nhân nổi nốt đỏ ngứa[/caption]

Bệnh ghẻ

Ghẻ là bệnh ngoài da phổ biến do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei (cái ghẻ) gây ra. Bệnh ghẻ thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn giao mùa xuân - hạ, đặc biệt khi thời tiết nóng ẩm.

Một số dấu hiệu bệnh ghẻ:

  • Ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm
  • Tổn thương sẩn nhỏ màu đỏ rải rác khắp thân mình, bề mặt phủ vảy tiết, kèm theo các vết trầy xước da do cào gãi
  • Các luống ghẻ có cấu trúc dạng sợi chỉ, mảnh, ngoằn ngoèo, dài 3-5 mm, màu trắng nhạt kèm theo vảy da và mụn nước
  • Sẩn cục ngứa, màu đỏ tới tím, hay gặp ở nách, bẹn, bìu
  • Mụn nước trên nền da lành, rải rác, riêng rẽ, thường ở vùng da mỏng như kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, cẳng tay, vú, quanh thắt lưng, rốn, kẽ mông, mặt trong đùi và bộ phận sinh dục. Ở trẻ sơ sinh mụn nước hay gặp ở lòng bàn tay, chân
  • Xuất hiện những vết xước, vảy da, đỏ da, dát thâm. Có thể có bội nhiễm, chàm hóa, mụn mủ
  • Ghẻ vảy có mảng dày sừng màu xám/ trắng, thường gặp ở khớp ngón tay, khuỷu tay, đầu gối… và có thể có loạn dưỡng móng kèm theo
[caption id="attachment_19414" align="aligncenter" width="600"]Noi Not Do Ngua Nốt nốt ngứa là dấu hiệu bệnh ghẻ[/caption]

Nổi mề đay

Nổi mề đay là bệnh da liễu khá phổ biến. Có đến 40% dân số bị mề đay ít nhất một lần trong đời. Thông thường người mắc bệnh nổi mề đay sẽ có một số biểu hiện cụ thể sau:

  • Ban đầu chỉ là các nốt sần nhỏ, màu hồng có kích thước nhỏ. Xuất hiện ở một số vị trí cố định trên cơ thể.
  • Sau thời gian phát triển, gây nổi mề đay mãn tính và bệnh có chiều hướng lan rộng. Lúc này người bệnh sẽ thấy xuất hiện nhiều các mảng đỏ với kích thước lớn và gây ngứa.
  • Phù nề và cảm giác ngứa dữ dội là biểu hiện cụ thể nhất của bệnh lý này. Đặc biệt, khi thời tiết nắng nóng, độ ẩm trong không khí thấp bệnh càng phát triển mạnh.

Vảy phấn hồng

Bệnh vảy phấn hồng xuất hiện chủ yếu ở đối tượng nam và nữ giới độ tuổi trưởng thành, ít trường hợp trẻ dưới 10 tuổi.

Vảy nến phấn hồng thường bắt đầu với một mảng lớn, hơi nổi lên, có vảy trên lưng, ngực hoặc bụng. Trước khi bản huy hiệu này xuất hiện, một số người thường có các triệu chứng nhau đau đầu, mệt mỏi, sốt hoặc đau họng. Một vài ngày đến một vài tuần sau, khi bản huy hiệu xuất hiện, thì người bệnh có thể nhận thấy những đốm có vảy nhỏ hơn ở trên lưng ngực hoặc bụng giống như hình cây thông. Phát ban có thể gây ngứa.

[caption id="attachment_19183" align="aligncenter" width="501"]Noi Not Do Ngua (3) Bệnh vảy phấn hồng có gây nổi nốt đỏ ngứa không?[/caption]

Dị ứng

Dị ứng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nổi nốt đỏ ngứa. Nguyên nhân gây dị ứng bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Nhìn chung biểu hiện của dị ứng khá giống nhau tuy nhiên xét về mặt nguyên lý và tác nhân gây bệnh có thể phân chia cụ thể như sau:

Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết xảy ra khi cơ thể không thích nghi kịp với sự biến đổi ở bên ngoài môi trường. Lúc này hệ miễn dịch yếu, khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột từ nhiệt độ, không khí, độ ẩm,... Đặc biệt là khi thời tiết giao mùa từ mùa hè sang mùa đông.

Điểm đặc trưng khi bị dị ứng thời tiết đó là hệ hô hấp và da có những biểu hiện khác thường. Đối với hệ hô hấp, sẽ có hiện tượng chảy nước mũi, ho, hắt hơi, nghẹt mũi và khó thở. Trong khi đó, da của người bị dị ứng thời tiết thường ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ khắp người. Vùng chịu nhiều tổn thương nhất là vùng cổ, tay, chân và lưng.

[caption id="attachment_19426" align="aligncenter" width="500"]Noi Not Do Ngua Nổi nốt đỏ ngứa là dấu hiệu bệnh dị ứng[/caption]

Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thức ăn được coi là nguyên nhân gây nổi nốt đỏ ngứa. Tình trạng này thường xảy ra khi hệ miễn dịch xem lượng protein trong thực phẩm là dị nguyên và đối kháng bằng cách tăng kháng nguyên (IgE) trong huyết tương. Kết quả gây ra là hoạt hóa các thành phần trung gian, phóng thích histamin vào cơ quan hô hấp, hệ tiêu hóa và da.

Biểu hiện của dị ứng thực phẩm khá đa dạng. Chủ yếu xuất hiện tình trạng: tiêu chảy, nôn ói, phát ban trên da, đau bụng,...

Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng chủ yếu có trong: hải sản, thịt bò, trứng, sữa,...

Dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc là tình trạng người bệnh mẫn cảm với một số thành phần thuốc. Khi cơ thể tiếp nhận thành phần này gây ra hiện tượng miễn dịch, cơ thể không thích nghi kịp và phản ứng ra bên ngoài.

Người bị dị ứng thuốc nếu ở dạng nhẹ có thể gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt, nổi nốt đỏ trên da và phù nề. Và hầu hết các biểu hiện này đều có thể tự biến mất trong vòng 2-3 ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo cho sức khỏe, mọi người nên thận trọng chú ý và đến bệnh viện da liễu thăm khám.

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một dạng tổn thương da khá phổ biến ở người lớn. Bệnh thường xảy ra khi da có tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng như: chất tẩy rửa có độ kiềm cao, xà phòng, hóa chất. Các tổn thương do viêm da tiếp xúc thường có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, đối với người da nhạy cảm dễ bị tổn thương sẽ có xu hướng lan rộng hơn.

Triệu chứng viêm da tiếp xúc tương đối đa dạng. Biểu hiện thường gặp nhất là tình trạng da bị nổi nốt đỏ li ti, sau đó thành từng mảng, có màu đỏ hoặc hồng. Nếu bị viêm da tiếp xúc do hóa chất hoặc côn trùng độc có thể gây mụn nước, lở loét và có mủ bên trong.

[caption id="attachment_18456" align="aligncenter" width="403"]Noi Not Do Ngua Chữa nổi nốt đỏ ngứa bằng cách nào nhanh khỏi?[/caption]

Nên làm gì khi bị nổi nốt đỏ ngứa?

Nổi nốt đỏ ngứa có thể do nhiều yếu tố tác động và gây ra khác nhau. Do đó người bệnh nên chủ động ngay trong việc thăm khám. Tại các cơ sở chuyên khoa bác sĩ tiến hành khám sơ bộ, xét nghiệm. Nhờ vào kết quả thu được, sẽ có phác đồ điều trị phù hợp đối với từng cá nhân.

Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy, đại đa số người mắc bệnh da liễu đều tự ý sử dụng thuốc bôi và uống trước khi thăm khám. Chỉ đến khi các biểu hiện ngứa ngáy, đau nhức không thuyên giảm mới vội vàng đi thăm khám. Và việc tự ý sử dụng thuốc này ít nhiều làm ảnh hưởng tới quá trình khám và chữa bệnh của bác sĩ ở giai đoạn sau.

Hiện tại, phòng khám Đông Phương đang có ƯU ĐÃI gói Khám Da Liễu với giá 180.000 vnđ ( giá gốc 490.000 vnđ) bao gồm hạng mục sau:

  • Khám lâm sàng
  • Đo huyết áp
  • Xét nghiệm chụp CT da
  • Xét nghiệm soi tươi tế bào da ( lấy mẫu phẩm da đi xét nghiệm)
  • Xét nghiệm máu thường quy
  • Xét nghiệm đường máu

Đăng ký gói khám TẠI ĐÂY

Bạn Toàn thân mến! Với những mô tả của bạn, chúng tôi chưa thể đưa ra được kết luận ngay. Việc bạn nên làm lúc này là tới địa chỉ chữa bệnh da liễu uy tín ở Hà Nội để khám, xét nghiệm và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Tránh để tình trạng này xảy ra lâu, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt.

Nếu còn bất cứ thắc mắc liên quan tới bệnh da liễu. Các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT với bác sĩ tư vấn da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ!

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!